1. BỆNH TRĨ NÊN ĂN GÌ?
1. Uống nhiều nước: nên uống từ 1,5- 2l nước mỗi ngày, uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, nước súp rau…
2. Ăn thực phẩm giàu chất xơ: đậu phụ, cà rốt, ngũ cốc xay, chuối măng, súp lơ, cam quýt, khoai tây, khoai lang..
3. Ăn thức ăn giàu chất sắt: bổ máu: mận, mơ khô, nho khô, óc chó, hạt điều hạnh nhân, mè, gan động vật, thịt rùa…
4. Thực phẩm nhuận tràng: Rau mồng tơi, rau khoai lang, củ khoai lang, dưa hấu, măng, mật ong…
5. Thức ăn giàu magiê: cá bơn, hạt điều sấy khô, rau chân vịt ,đậu nành, quả bơ...
6. Các loại dầu tốt cho bệnh trĩ: dầu o liu, dầu lanh, giấm táo, dầu cá
7. 
Các loại vitamin tốt cho người bệnh trĩ: Vitamin C (giảm căng thẳng, giảm táo bón, hồi phục sau quá trình viêm và đau do bệnh trĩ), Vitamin E, Vitamin B1, B2, B3 ( hỗ trợ và cải thiện hệ tiêu hóa), Vitamin B12( giảm viêm, giảm kích ứng)
8. Bổ sung các loại thảo dược tự nhiên giúp làm giảm quá trình tăng sinh của bệnh trĩ như diếp ca, đương quy, nghệ vàng, hoa hòe...
  1. BỆNH TRĨ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
1. Hạn chế muối: do muối có khuynh hướng giữ muối nước ở lại trong cơ thể nên làm tăng nguy cơ của bệnh
2. Hạn chế các gia vị cay nóng, rượu, bia, chất kích thích, các thực phẩm chứa hàm lượng cafein cao. Các chất gia vị cay nóng làm kích ứng niêm mạc ruột, làm tăng nguy cơ táo bón.
3. Không uống nước ngọt có gas vì làm tăng áp lực trong ổ bụng
4. Bánh ngọt và socola làm tăng nguy cơ táo bón và gây ngứa hậu môn ở những người bị trĩ
5. Đồ ăn nhiều chất béo, đạm động vật, mỡ động vật...
6. Sữa, phô mai, bánh mỳ.. nên hạn chế
7. Thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn

8. Người bị trĩ không nên ăn quá no, làm tăng áp lực trong ổ bụng
  1. Bệnh trĩ có nên ăn rau muống?
Theo các chuyên gia, rau muống có tính hàn nên có tác dụng chữa trĩ... do có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Rau muống nhiều chất xơ, có hàm lượng cao vitamin C, A, protein, canxi, sắt… tốt cho sức khỏe. Ăn rau muống thường xuyên tốt hỗ trợ tiêu hóa tốt, điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, nhuận tràng nên tốt cho người bị táo bón, trĩ.
Tuy nhiên, rau muống chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa trong trường hợp trĩ ở mức độ nhẹ.
  1. Rau diếp cá có chữa được bệnh trĩ?
Diếp cá có tính hàn, trong diếp cá có chứa một lượng lớn Quercetin, Isoquercetin, chất này có tác dụng làm bền thành mạch, tĩnh mạch. Tinh dầu trong diếp cá có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, diệt khuẩn, đối với những người mắc bệnh trĩ, thường xuyên sử dụng rau diếp cá sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, viêm nhiễm, co mạch khi búi trĩ sa ra ngoài… từ đó có thể phòng hoặc loại bỏ dần bệnh trĩ.
  1. Bệnh trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không?
        Trĩ nội độ 3 là hiện tượng búi trĩ đã sa ra ngoài ống hậu môn, phải dùng tay đẩy lên thì búi trĩ mới tụt vào trong được.
        Trường hợp trĩ độ 3 có kích thước quá lớn thì người bệnh thường đi khám bác sĩ để tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Phẫu thuật cắt trĩ tuy cho kết quả nhanh nhưng gây đau đớn cho bệnh nhân, chi phí cao kèm theo dễ gặp biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng, hẹp hậu môn và dễ tái phát.
       Với trường hợp trĩ độ 3 có kích thước chưa lớn và trĩ ở các phân độ thấp hơn, người bệnh có thể điều trị bằng nội khoa: dùng bệt trị trĩ kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoặt hợp lý.


BẢO VỆ HẬU MÔN ỔN ĐỊNH LÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH TRĨ TỐT NHẤT

- Tránh rặn khi đại tiện, tránh khiêng vác vật nặng
- Ngồi ngâm nước ấm khoảng 5 phút, vài lần/ ngày + để vòi hoa sen vào chậu nước làm nước chuyển động tránh làm viêm đường âm đạo. (Tắm sitz) để tăng cường lưu thông máu
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục nhịp điệu vừa phải như đi bộ nhanh 20 - 30 phút hằng ngày có tác dụng kích thích tăng nhu động ruột, làm giảm táo bón (lưu ý nên tránh các bài tập thể dục nặng: tập thể hình, tập tạ..)
- Hạn chế ngồi xổm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khoang xương chậu, gây ứ máu tại vùng tĩnh mạch trĩ
- Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn: nên tạo 1 thói quen đi vệ sinh vào 1 thời điểm nhất định hằng ngày, tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh. Ngồi lâu có thể gây tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn. Nên chọn loại bồn cầu ngồi bệt
- Vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện bằng cách rửa nước nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc dùng khăn lau trẻ em hoặc miếng lót ẩm lau khô. Hạn chế tối đa việc dùng giấy vệ sinh khô cứng có chứa hương liệu tạo mùi thơm vì gây cọ xát, dị ứng, làm tăng viêm và tổn thương hậu môn
- Ngồi trên đệm thay vì ngồi bề mặt cứng: Giảm sưng trĩ, hạn chế gây đau, chèn ép vào búi trĩ
- Hãy giảm cân nếu bạn thừa cân (giảm ăn, tập thể dục) để làm giảm áp lực lên các tế bào và mạch máu tại vùng trực tràng - hậu môn
- Phụ nữ có thai: nên nằm nghiêng bên trái nhiều (20’/ 4 tiếng đồng hồ) giảm sức ép bào thai lên vùng trực tràng hậu môn 
- Sử dụng đều đặn bệt ngồi cải thiện bệnh trĩ theo đúng hướng dẫn để giúp lưu thông máu quanh búi trĩ, giảm đau, giảm sưng và làm co búi trĩ an toàn.