Sau mổ dây chằng chéo nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng theo chế độ riêng thì bệnh nhân có thể mất rất nhiều thời gian để nhanh khỏi hay thậm chí là lại bị đứt dây chằng lần nữa.
Chính vì tính nghiêm trọng của nó mà những bệnh nhân sau khi mổ dây chằng chéo trước đầu gối nên chú ý chăm sóc sức khỏe và nhất là không nên chủ quan mà gây hại về sau.

Luyện tập khi bị Dãn dây chằng chéo sau trong thể thao


Trung vệ của Chelsea (Kurt Zouma) đứt dây chằng chéo trước sau một lần tiếp đất tồi

Luyện tập khi bị Dãn dây chằng chéo sau trong thể thao 1

Chân thương rách dây chằng chéo bên đầu gối trước

Tùy theo tính chất tổn thương cho dây chằng chéo, tùy thuộc tính chất mổ phẫu thuật hoặc tính chất mảnh ghép nối được cách dùng mà mỗi bệnh nhân sau mổ làm lành dây chằng chéo trước với những bài tập hơi khác nhau. Tuy nhiên, sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước người bệnh cần tuân thủ chế độ tập luyện nghiêm túc để sớm hồi phục.

Quá trình này trải qua các giai đoạn sau:

1. Giai đoạn I: từ tuần 0 - tuần thứ 2 sau mổ.
    - Mang nẹp bất động gối tư thế duỗi cả khi nằm ngủ.
    - Di động xương bánh chè (lên trên xuống dưới, sang hai bên).
    - Hàng ngày tháo nẹp, tập gấp duỗi gối thụ động, biên độ tăng dần (duỗi hết gối, gấp tối đa có thể đến 90 độ, ngày 3-4 lần).
    - Lúc đầu tập thụ động, sau tập chủ động hoặc chủ động có hỗ trợ.
    - Tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân trong nẹp.
    - Tập nâng bổng chân có nẹp khỏi mặt giường, dạng, khép chân.
    - Đi lại bằng hai nạng, tỳ một phần trọng lượng cơ thể, trong tư thế chân đặt nẹp duỗi gối tối đa.
    - Băng chun, chường đá vùng gối trong những ngày đầu sau mổ.
    - Đặt nẹp bất động gối tư thế duỗi khi ngủ.
Mục đích của giai đoạn này:
    - Gối duỗi hêt, gấp đến 90 độ.
    - Cơ tứ đầu khỏe.
    - Tập được dáng đi bình thường.

Luyện tập khi bị Dãn dây chằng chéo sau trong thể thao 2

2. Giai đoạn II: từ tuần thứ 3- 4:
    - Tiếp tục gấp gối tăng dần, đạt 12 độ ở tuần thứ 4.
    - Tập cơ tứ đầu và cơ Hamstring (nếu Hamstring còn): Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản.
    - Đi xe đạp tại chỗ.
    - Đi lại bằng nạng, có thể tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể trên chân mổ (vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân).
Mục đích của giai đoạn này:
    - Biên độ gối đạt 120 độ.
    - Đứng được trên chân mổ với toàn bộ trọng lượng cơ thế, đi lại được khi không dùng nạng, không tập tễnh.

3. Giai đoạn III: từ 5-6 tuần.
    - Bỏ nẹp gối.
    - Tiếp tục tập tăng biên độ gối, đến tuần thứ 6 phải gấp hết gối.
    - Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90-40 độ và ngược lại.
    - Tập bước lên xuống cầu thang ít bậc.
    - Tập nâng đùi có bao cát khi gối gấp 90 độ, tăng dần trọng lượng.
    - Tập bơi

4. Giai đoạn IV: tuần thứ 7-10:
    - Tiếp tục các bài tập như trên, tăng dần cường độ.
    - Chạy bước nhỏ trên đường phẳng, chạy tới và lùi.

5. Giai đoạn V: từ tuần thứ 11-20:
    - Tiếp tục tăng cường các bài tập như trên.
    - Tập chạy tăng tốc độ dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.

6. Giai đoạn VI: từ tháng thứ 5-6: Bắt đầu chơi các môn thể thao nhẹ
    - Sau 6 tháng, có thể trở lại chơi thể thao bình thường khi:
        + Biên độ gối phải đạt được > 130 độ.
        + Cơ Hamstring (nếu còn) đạt sức khỏe > 90% bình thường.
        + Cơ tứ đầu phải đạt được sức khỏe > 85% bình thường.
        + Các môn thể thao định chơi là những môn đã được huấn luyện thành thạo trước đó.
    - Duy trì được 2-3 lần chơi trong một tuần

Bạn cần chăm chỉ tập luyện hàng ngày. Nếu cảm thấy chân sưng nề, đau đớn, hoặc khớp cứng bạn nên tái khám để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cụ thể nhé.

Chúc bạn sống khỏe!

Theo: Dây chằng chéo