Bệnh xơ vữa động mạch còn có nhiều tên gọi khác như xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch vành hay xơ vữa mạch vành. Bệnh xảy ra khi có sự xuất hiện của các mảng bám trong lòng động mạch. Mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và một vài thành phần khác trong máu. Dần dần qua thời gian các mảng bám phát triển làm giảm sự đàn hồi của thành mạch máu, gây hẹp lòng động mạch.
Xơ vữa động mạch là “thủ phạm” chính dẫn tới các bệnh về tim mạch như đau tim, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim….
Bệnh xơ vữa động mạch xảy ra khi có sự xuất hiện của các mảng bám trong lòng động mạch
Bệnh xơ vữa động mạch ở người cao tuổi
Xơ vữa động mạch là một bệnh có thể gặp ở người trưởng thành nhưng tỷ lệ cao nhất vẫn là người cao tuổi. Qua nghiên cứu thấy rằng chất nội tiết tố sinh dục của phụ nữ như oestrogen cũng có tác dụng giúp hạn chế được bệnh. Vì vậy tỷ lệ bệnh này ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh thấp hơn ở nam giới (theo tư liệu của Mỹ). Phụ nữ tuổi từ 60 tuổi trở lên bị bệnh này cũng nhiều ngang bằng với nam giớiTriệu trứng của bệnh xơ vữa động mạch
Khi động mạch vàng bị thu hẹp, nó sẽ không cung cấp đủ máu đến tim – đặc biệt là khi người bệnh tập luyện, lao động. Thời gian đầu, lưu lượng dòng máu giảm từ từ nên họ sẽ không cảm thấy có dấu hiệu nào nhưng theo thời gian mảng xơ vữa lớn dần lên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Đau thắt ngực: có cảm giác trái tim bị đè nặng như có một tảng đá đang đè lên ngực. Cơn đau thắt ngực được kích hoạt khi hoạt động gắng sức như leo cầu thang, đá bóng…hoặc thay đổi cảm xúc đột ngột.
- Khó thở: tình trạng này thường tăng vào ban đêm hoặc khi người bệnh làm việc gắng sức, đôi khi khó thở còn kem theo mệt mỏi nhiều.
- Nhồi máu cơ tim: xảy ra khi động mạch đã bị tắc nghẽn hoàn toàn do mảng xơ vữa, kèm theo các dấu hiệu như: cơn đau thắt ngực kéo dài, liên tục, nôn mửa, toát mồ hôi lạnh…
Các biến chứng có thể gặp của bệnh xơ vữa động mạch vành tim khi không theo dõi và điều trị đều nguy hiểm:
+ Nhồi máu cơ tim: xảy ra khi cơ tim bị thiếu máu trầm trọng. Bệnh diễn tiến nhanh, đột ngột và để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được cấp cứu kịp thời.
+ Suy tim: khi lượng máu đến cơ tim giảm dần cùng với hậu quả sau nhồi máu cơ tim là các sẹo ở tim, vùng cơ tim khỏe mạnh phải tăng co bóp để cung cấp đủ máu cho toàn bộ cơ thể nhưng nó lại không được nuôi dưỡng đầy đủ, lâu dần sẽ giảm dần chức năng tim và dẫn tới suy tim.
+ Rối loạn nhịp tim: các tế bào cơ tim bị tổn thương hoặc cung cấp thiếu máu có thể làm ảnh hưởng đến sự dẫn truyền của các tín hiệu điện trong tim, gây nhịp tim bất thường
Xơ vữa động mạch có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây đe dọa tính mạng. Do đó nên thăm khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ.
Chuẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch bằng máy đo xơ vữa động mạch VS-2000:
Máy đo xơ vữa động mạch VS-2000 là thiết bị giúp kiểm soát tình trạng tim mạch, huyết áp và xơ vữa động mạch ở một mức độ mới. Bằng việc đo độ xơ vữa động mạch, bạn có thể chẩn đoán được “tuổi của mạch máu” cho người bệnh một cách chính xác.Đây là thiết bị đo huyết áp NIBP không can thiệp ở 2 tay và 2 chân, đồng thời thu tín hiệu ECG, PCG , từ đó xác định được 2 chỉ số: đánh giá độ xơ cứng động mạch-CAVI (Cardio Ankle Vascular Index) và chỉ số đánh giá sự tắc nghẽn ABI (Ankle Brachial Index)
Máy đo xơ vữa động mạch VS-2000N sẽ giúp chẩn đoán các hội chứng chuyển hóa hay các bệnh liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Chẩn đoán sơ cứng, sơ vữa và tắc động mạch
Chỉ số “CAVI” dùng để đo độ sơ cứng, sơ vữa động mạch giữa tim và mắt cá chân.
• Màn hình màu LCD rộng
• Chỉ số sơ cứng-vữa CAVI giữa tim và mắt cá chân và các giá trị cụ thể
• Chỉ số sơ cứng-vữa động mạch (kCAVI) giữa tim và đầu gối
• Chỉ số sơ cứng-vữa động mạch cho giữa ngón chân (ABI)
• Chỉ số sơ cứng-vữa động mạch cho giữa ngón tay (TBI)